GIẤY CHỨNG KHỦ TRÙNG

 

ANH SẢN PHẨM

 

 

Tỷ giá ngoại tệ

USD 17.825
EUR 30.094
GBP 2.373
HKD -
JPY -
AUD 15.615
CAD 16.875
SGD 12.768

 

Một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam

07/04/2012
Một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt đ
 

 Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.

 

Để phát triển trong thời gian tới, ngành gỗ Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm, trong đó việc định hình các sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế trên thị trường thế giới đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván nhân tạo được ưu tiên hàng đầu. Việc xác định sản phẩm mũi nhọn đi đôi với khảo sát hiện trạng, đánh giá tiềm năng của từng vùng rừng, vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ... từ đó đưa ra những định hướng phát triển thống nhất trong liên kết giữa vùng nguyên liệu và vùng sản xuất, chuyên môn hóa các công đoạn chế biến sản phẩm gỗ giữa các doanh nghiệp.

 

do_go_6Ngoài ra, nhà nước Việt Nam cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài; mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng. Đồng thời xây dựng một trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp.

 

Thêm vào đó, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Việc thực hiện các giao dịch qua mạng của các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ được kết nối qua cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Còn vấn đề thành lập chợ gỗ đến nay vẫn không có một phương án khả thi nào được triển khai cho dù nếu liên kết để nhập khẩu gỗ với khối lượng lớn, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm ít nhất 10% chi phí.

 

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang có xu hướng tăng, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới trong phát triển hoạt động thương mại nông lâm thuỷ sản nói chung, ngành chế biến gỗ nói riêng. Đã đến thời điểm sau một giai đoạn tăng trưởng cao, xuất khẩu dựa vào phát triển chiều rộng của một vài ngành chủ lực là chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải thiết kế một chiến lược xuất khẩu nông lâm sản bền vững. Trong đó ngành gỗ, dựa theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên hai chân: đó là khai thác tốt thị trường nội địa theo tư duy dài hạn, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh, mang thương hiệu Việt đến khắp năm châu bốn biển.

 

 

 

 

 

In

Điện thoại - Zalo

Hotline: 0973445358

Hotline: 0973445358

Giỏ hàng

Giỏ hàng có 0 sản phẩm

anh nguyen lieu

 

 

 

Bản Đồ

Thống kê

Trực tuyến: 6
Tổng truy cập: 594696