GIẤY CHỨNG KHỦ TRÙNG

 

ANH SẢN PHẨM

 

 

Tỷ giá ngoại tệ

USD 17.825
EUR 30.094
GBP 2.373
HKD -
JPY -
AUD 15.615
CAD 16.875
SGD 12.768

 

Ngành Công Nghiệp Sản Xuất và Chế Biến Gỗ CHLB Đức

07/04/2012
Ngành Công Nghiệp Sản Xuất và Chế Biến Gỗ CHLB Đức Nước Đức có trữ lượng rừng lớn nhất châu Âu với 11,1 triệu hecta tương đương gần 1/3 diện tích rừng bao phủ, xấp xỉ 3,4 tỷ m3 gỗ. Đi đâu cũng có thể thấy rừng, đây là những cánh rừng hỗn hợp đượ
 

  Nước Đức có trữ lượng rừng lớn nhất châu Âu với 11,1 triệu hecta tương đương gần 1/3 diện tích rừng bao phủ, xấp xỉ 3,4 tỷ m3 gỗ.

Đi đâu cũng có thể thấy rừng, đây là những cánh rừng hỗn hợp được quản lý theo nguyên lý bền vững được xác lập từ hơn 200 năm nay, tuổi rừng đạt đến 120-250 năm tuỳ theo loài. Rừng như một giải pháp hấp thụ và cản tiếng ồn còn được trồng dọc theo hệ thống đường cao tốc chằng chịt khắp đất nước.

Ngành công nghiệp lâm nghiệp và chế biến gỗ của Đức (bao gồm cả các ngành dịch vụ liên quan) đem lại việc làm cho hơn 1,3 triệu người, nhiều hơn cả số người làm trong ngành công nghiệp ô tô, và tạo ra tổng doanh thu hàng năm vào khoảng 181 tỷ euro.

 

Với trữ lượng rừng sản xuất lớn như vậy và độ tăng trưởng 120 triệu m3 hàng năm, gỗ khai thác trong nước đạt 55 triệu m3 gỗ tốt (và 9 triệu m3 gỗ tỉa thưa, cành ngọn, củi đốt…) là nguồn chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất và chế biến gỗ với nhu cầu lên tới 80 triệu m3 gỗ hàng năm. Ngoại trừ một số các công ty lớn trong ngành sản xuất gỗ tấm hoặc bột giấy và giấy, phần lớn các công ty chế biến gỗ thuộc hạng vừa, bao gồm các xưởng, nhà máy cưa xẻ, mua bán gỗ, sản xuất đồ gỗ và gỗ dùng trong xây dựng, cũng như các xưởng thợ mộc, xưởng lắp ráp đồ gỗ. Các công ty này cũng đa phần là công ty gia đình do chính chủ công ty quản lý điều hành, và đặt địa điểm ở các vùng nông thôn khắp nước Đức. Vì thế, ngành chế biến gỗ đặc biệt có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và thị trường sử dụng lao động địa phương (www.germantimber.com).

Ngành cưa xẻ gỗ của Đức hàng năm tiêu thụ 36 triệu m3 gỗ tròn, trong đó 98% là gỗ khai thác trong nước, và phần lớn trong đó là gỗ cây lá kim; các loại gỗ khác (đặc biệt là sồi và beech, các cây họ sồi) chiếm khoảng 5%. Sản phẩm chủ yếu là là gỗ xẻ dùng cho xây dựng, kiến trúc như vì kèo, tường, mái, cửa sổ, cửa, cầu thang, ván sàn, và đồ nội thất. Sản lượng gỗ xẻ hàng năm ước khoảng 22 triệu m3, trong đó 2/3 là sử dụng cho ngành xây dựng.

Cung cấp nguyên liệu gỗ công nghiệp là các ngành sản xuất ván gỗ (gỗ tấm, ván ép, ván nhân tạo… hàng năm đạt sản lượng 13,7 triệu m3 ván các loại) với doanh số khoảng 4,6 tỷ euro/năm; ngành sản xuất veneer với sản lượng 235 ngàn m3 veneer/năm; ván sàn công nghiệp với 11,7 triệu m2 ván sàn/năm; và sản xuất các tấm nâng pallet và bao bì bằng gỗ doanh số khoảng 900 triệu euro/năm phục vụ cho việc chuyên chở hàng hoá. Tất cả các sản phẩm phụ của ngành sản xuất chế biến gỗ không bị bỏ phí vì đều được sử dụng hết, làm chính nhiên liệu đốt sử dụng trong các nhà máy chế biến, hoặc gỗ vụn làm nguyên liệu sản xuất ván ép, mùn cưa được chế biến ép thành viên nén dùng làm chất đốt…

cn_duc1.jpgTại Hội chợ thương mại INTERZUM, Cologne, hàng năm tập trung các nhà sản xuất và cung cấp gỗ nguyên liệu: gỗ tròn, gỗ xẻ, veneer, ván sàn… và phụ kiện trong sản xuất đồ gỗ, cho thấy một thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ cực kỳ phong phú, đa dạng và đầy tiềm năng. Tại hội chợ chuyên ngành năm nay một triển lãm chưa từng có trên thế giới giới thiệu về những triển vọng và sự phát triển của nguyên liệu từ gỗ, phụ liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ và sự mở rộng nội thất…, nơi mà các công ty và các nhà cung cấp dịch vụ đầy triển vọng đều có cơ hội trưng bày các kiến thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ, đáp ứng mọi yêu cầu chi tiết cho người tiêu dùng sản phẩm gỗ. Sự độc đáo còn thể hiện ở những thiết kế cho tương lai được “nảy mầm” từ những chi tiết nhỏ.

Như đã đề cập ở trên, ngoại trừ ngành sản xuất giấy và gỗ nguyên liệu, các công ty trong sản xuất và chế biến sản phẩm đồ gỗ thường là những công ty quy mô trung bình và nhỏ. Ngành mộc công nghiệp và xây dựng với tổng số hơn 10 ngàn công ty, sử dụng gần 60 ngàn lao động. Bên cạnh 1125 nhà máy công nghiệp sản xuất đồ gỗ, sử dụng khoảng 105 ngàn nhân công tạo ra tổng doanh số hàng năm 17 tỷ euro, còn có 11 ngàn công ty nhỏ với quy mô dưới 20 lao động/đơn vị với doanh số dưới 500 ngàn euro/năm/công ty. Các sản phẩm chủ yếu là đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ phòng bếp và phòng tắm, tủ và đồ gỗ nội thất. Ngoài ra đội ngũ thợ thủ công lành nghề với trên 40 ngàn xưởng thợ, làm theo đơn đặt hàng của khách hàng riêng lẻ, sử dụng tổng số 200 ngàn nhân công, cũng đóng góp một doanh số tới hơn 16 tỷ euro mỗi năm, cung cấp dịch vụ chủ yếu về lắp đặt cửa gỗ, hoàn thiện nội thất và làm đồ nội thất. Các xưởng thợ này cũng là điểm nhấn quan trọng trong đào tạo nghề: hơn 34 ngàn thợ học việc hàng năm trưởng thành từ đào tạo và thực hành tại các xưởng thủ công này, ước khoảng 17% trong đào tạo nghề sản xuất và chế biến gỗ.

Một phát hiện đáng chú ý nữa là yếu tố thành công của doanh nghiệp chế biến gỗ là trình độ lành nghề của thợ thủ công chứ không phải là quy mô đầu tư trang thiết bị. Đơn cử mô hình một công ty nhỏ như Holzforum ở ngoại ô Stuttgart chuyên thiết kế, sản xuất và lắp đặt đồ gỗ cho khách hàng riêng lẻ trong phạm vi bán kính 50km. Không cần quy mô đồ sộ với máy móc thiết bị tối tân, chỉ trang bị những máy móc thiết bị chế biến gỗ cơ bản với mặt bằng khoảng 300m2, chỉ với 10 nhân công, sử dụng 70 m3 gỗ nguyên liệu/năm, công ty đạt mức doanh thu 6 triệu euro một năm. 
Với quy mô lớn hơn, công ty WASA hoạt động 30 năm trong ngành thiết kế và sản xuất đồ gỗ cao cấp, có mạng lưới thương mại và bán lẻ ở Đức, Hà Lan, Thuỵ Sĩ và Áo. Sản phẩm  đồ gỗ sang trọng được thiết kế riêng biệt có thương hiệu WASA làm từ gỗ thích, beech, sồi nguyên tấm, xử lý bề mặt bằng dầu tự nhiên như oliu, lanh, nhắm tới tầng lớp khách hàng quan tâm đặc biệt tới sản phẩm gỗ tự nhiên có chứng chỉ quản lý bền vững và an toàn cho sức khoẻ. Tổng số lao động toàn công ty là 60 người, cũng chỉ với dây truyền máy móc cơ bản và một, hai máy CNC mà bất kỳ nhà máy chế biến gỗ nào của Việt Nam cũng dễ dàng trang bị được, công ty đạt doanh số 8 triệu euro với mức tiêu thụ dưới 500m3 gỗ nguyên liệu một năm. 
cn_duc2.jpgNói tới ngành chế biến gỗ của Đức không thể không nhắc tới ngành chế tạo máy móc thiết bị danh tiếng. Công nghệ hàng đầu trong chế tạo máy móc được ứng dụng để sản xuất các máy móc thiết bị tự động trong khai thác, sản xuất và chế biến gỗ công suất cao đảm bảo sản phẩm chất lượng cao và tiết kiệm tối đa nguyên liệu gỗ. Các máy móc cắt và phân loại gỗ tự động còn có thể lựa chọn giải pháp tối ưu để sử dụng tấm gỗ đưa vào chế biến một cách hiệu quả nhất. Công nghệ tiếp thị thiết bị cũng đạt tới sự hoàn hảo với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật trình bày chi tiết và hướng dẫn riêng về từng loại máy móc theo yêu cầu của từng nhóm khách hàng riêng lẻ, bằng sự đón tiếp chu đáo nhiệt tình và tính chuyên nghiệp thể hiện bề dày kinh nghiệm và phẩm chất công nghệ. Với khoảng 220 công ty sử dụng gần 20 ngàn lao động, ngành chế tạo máy móc cung cấp các máy khai thác gỗ, chế biến gỗ, đem lại doanh thu 3,1 tỷ euro/năm, trong đó xuất khẩu đạt trên 65%, với thị phần khoảng 26% thị phần máy móc khai thác chế biến gỗ toàn cầu. 

Cuối cùng không thể không đề cập đến điểm nhấn quy tụ toàn bộ các ngành liên quan đến vật liệu gỗ, đó là Hội chợ LIGNA được tổ chức hai năm 1 lần tại Hannover. Đây là hội chợ chuyên ngành hàng đầu được tổ chức với sự tham gia của các ngành liên quan từ trồng rừng, khai thác, vận chuyển, sản xuất gỗ nguyên liệu, cho đến chế biến gỗ và công nghệ xử lý bề mặt và hoàn thiện sản phẩm đồ gỗ và đào tạo nghề lâm nghiệp và chế biến gỗ. Về mọi phương diện hội chợ này được coi là lý tưởng cả về địa điểm tổ chức lẫn chất lượng của hơn 1800 gian trưng bày trên tổng diện tích mặt bằng 500 ngàn m2, thu hút  110.000 khách tham quan trong nước và quốc tế, với 94% khách chuyên ngành.

 

 

 

 

 

In
Nguồn tin: furniture-vietnam.com

Điện thoại - Zalo

Hotline: 0973445358

Hotline: 0973445358

Giỏ hàng

Giỏ hàng có 0 sản phẩm

anh nguyen lieu

 

 

 

Bản Đồ

Thống kê

Trực tuyến: 5
Tổng truy cập: 597584