GIẤY CHỨNG KHỦ TRÙNG

 

ANH SẢN PHẨM

 

 

Tỷ giá ngoại tệ

USD 17.825
EUR 30.094
GBP 2.373
HKD -
JPY -
AUD 15.615
CAD 16.875
SGD 12.768

 

Nhiều sai phạm trong sản xuất, chế biến lâm sản ở Gia Lai

07/04/2012
Nhiều sai phạm trong sản xuất, chế biến lâm sản ở Gia Lai Toàn tỉnh hiện có 483 cơ sở có chức năng sản xuất, chế biến lâm sản; trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đăng ký kinh doanh 191 cơ sở, số cơ sở còn lại do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp phép
 

 Toàn tỉnh hiện có 483 cơ sở có chức năng sản xuất, chế biến lâm sản; trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đăng ký kinh doanh 191 cơ sở, số cơ sở còn lại do UBND huyện, thị xã, thành phố cấp phép đã khẳng định các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đều đảm bảo tính pháp lý. Thế nhưng từ thực tế hoạt động cho thấy không ít cơ sở bộc lộ những sai phạm.

292 là số hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có chức năng sản xuất, chế biến lâm sản được UBND huyện, thị xã, thành phố cấp phép hoạt động ở quy mô nhỏ chuyên gia công đồ gỗ mỹ nghệ cho các hộ dân, chế biến hàng mộc dân dụng. Hệ quả quy mô hoạt động trên dẫn đến nguồn gốc gỗ đáp ứng yêu cầu hoạt động của các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất, chế biến lâm sản xếp vào diện… không rõ ràng.

Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và PTNT; Công thương và Chi cục Kiểm lâm đã xác định có không ít cơ sở mua gỗ có nguồn gốc 2-3 m3, rồi mang trộn với gỗ không nguồn gốc để sản xuất lâu dài; đồng thời mua hóa đơn khống hợp thức hóa nguồn gốc gỗ nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Lượng gỗ các gia đình chuyển đến các cơ sở để gia công không xác định được nguồn gốc.

Hầu hết các cơ sở trên không có sổ theo dõi nhập-xuất lâm sản do Chi cục Kiểm lâm cấp. Nhà, xưởng xây dựng tạm bợ lại không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng và không có giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ quản lý công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Không chỉ có hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể mà trong 191 doanh nghiệp, chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản cũng có nhiều sai phạm. Quy trình xây dựng nhà, xưởng của hầu hết các doanh nghiệp được tiến hành theo cách tự lập hồ sơ thiết kế rồi thi công trên đất nông nghiệp, đất vườn, đất đi thuê mà không cần giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp. Việc đăng ký bảo vệ môi trường đến thời điểm này vẫn còn 23 cơ sở đang làm thủ tục đăng ký.

Đặc biệt, quá trình sản xuất kinh doanh, ngoại trừ các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn đã khẳng định thương hiệu trên thị trường hiện nay như: Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long, Đức Cường… thực hiện đầy đủ chế độ đóng bảo hiểm cho người lao động, hãy còn rất nhiều doanh nghiệp thực hiện quy định này theo cách đóng bảo hiểm cho nhân viên bộ khung đơn vị; số lao động còn lại xếp vào diện hợp đồng lao động thời vụ và đơn vị sử dụng lao động không thực hiện chế độ đóng bảo hiểm. Nguy hại hơn, có 11 hộ kinh doanh cá thể và 3 doanh nghiệp làm trái với sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1690/UBND-NL là sau ngày 15-6-2010 khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề chế biến gỗ không được đặt cưa vòng để xẻ gỗ tròn từ rừng tự nhiên ra gỗ xẻ.

Sai phạm đã được xác định, điều còn lại là cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm như thế nào. Đề cập vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư-ông Hồ Phước Thành cho biết: Các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ vi phạm sẽ được các cơ quan chức năng của tỉnh và địa phương xử lý đúng chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 131/UBND-KTTH về việc chấn chỉnh hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các huyện, thị xã, thành phố sẽ thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cắt giảm ngành nghề sản xuất, chế biến gỗ của 149 doanh nghiệp, chi nhánh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể theo đúng quy định.

Các huyện, thị xã, thành phố tiến hành cấp, thay đổi toàn bộ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể có chức năng sản xuất, chế biến lâm sản gắn với điều chỉnh ngành nghề sản xuất, gia công mộc dân dụng. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp sổ theo dõi xuất-nhập lâm sản đối với hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có chức năng sản xuất, gia công hàng mộc dân dụng để các cơ sở này mở sổ cập nhật nguồn gốc gỗ theo quy định.

Cùng với việc kiên quyết xử lý sai phạm các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ sai phạm, UBND tỉnh yêu cầu Cục Thuế tỉnh tổ chức quản lý hồ sơ, sổ sách, chế độ kế toán, thống kê đối với các đơn vị hoạt động chế biến gỗ, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể thực hiện theo hình thức thuế khoán làm cơ sở theo dõi, đối chiếu khối lượng gỗ nhập-xuất. Đặc biệt, Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương hoàn thành quy hoạch các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Sau khi quy hoạch đã được phê duyệt, việc kiểm tra, rà soát các cơ sở được cấp phép hoạt động trên lĩnh vực chế biến, sản xuất lâm sản vẫn phải thực hiện. Qua kiểm tra, rà soát sẽ tiếp tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cắt giảm ngành nghề sản xuất, chế biến gỗ đối với các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động và không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 422/483 cơ sở chế biến, sản xuất lâm sản, đạt tỷ lệ 87,4%. Từ kết quả kiểm tra, đoàn thanh tra liên ngành quyết định xử phạt 1 doanh nghiệp, 3 hộ kinh doanh cá thể cất giấu lâm sản trái phép; 1 doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Giao lực lượng kiểm lâm địa phương xác minh, xử lý theo thẩm quyền đối với 4 hộ cá thể sử dụng gỗ không có chứng từ. Trước đợt kiểm tra này, các địa phương đã thu hồi 83 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ.

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Theo Báo Gia Lai

 

 

 

 

 

In

Điện thoại - Zalo

Hotline: 0973445358

Hotline: 0973445358

Giỏ hàng

Giỏ hàng có 0 sản phẩm

anh nguyen lieu

 

 

 

Bản Đồ

Thống kê

Trực tuyến: 5
Tổng truy cập: 594695