GIẤY CHỨNG KHỦ TRÙNG

 

ANH SẢN PHẨM

 

 

Tỷ giá ngoại tệ

USD 17.825
EUR 30.094
GBP 2.373
HKD -
JPY -
AUD 15.615
CAD 16.875
SGD 12.768

 

Hơn 500 tỷ phú trong làng Đồng Kỵ - Bắc Ninh

07/04/2012
Hơn 500 tỷ phú trong làng Đồng Kỵ - Bắc Ninh Nhắc đến Đồng Kỵ, người ta không chỉ nhớ về một làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi danh mà còn khâm phục trước con số khoảng 500 tỷ phú trong một ngôi làng. Khởi nguồn từ nghề truyền thống Đồng Kỵ
 

 Nhắc đến Đồng Kỵ, người ta không chỉ nhớ về một làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi danh mà còn khâm phục trước con số khoảng 500 tỷ phú trong một ngôi làng.

Khởi nguồn từ nghề truyền thống

 

Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời, thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, nay là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay về Đồng Kỵ, khó có thể tìm thấy được những nét cổ kính của một ngôi làng cổ nằm soi mình xuống dòng Ngũ Huyện Khê thơ mộng của vùng Kinh Bắc năm xưa, thay vào đó là sự hiện đại và sang trọng của những ngôi nhà cao tầng đua nhau vươn mình khoe dáng.

 

Chỉ một ngôi nhà năm tầng đang xây dựng, ông Ngô Xuân Tạo - Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ - tự hào: “Nhà cửa người dân trong phường giờ phát triển rầm rộ, hoạt động mua bán bất động sản diễn ra tấp nập. Năm ngoái, người dân đã mua hàng nghìn lô đất tiền tỷ trong làng, năm nay còn xâm cư mạnh mẽ sang các phường, xã lân cận để mua đất làm xưởng sản xuất”.

 

Đồng Kỵ trước là một thôn nên chỉ có quy mô làng nghề, giờ đã trở thành một phường nghề phát triển nhất của thị xã Từ Sơn.

 

Đồng Kỵ ít ruộng nương nên làm nông nghiệp không đảm bảo được đời sống người dân; đàn ông Đồng Kỵ xưa dựa vào nghề mộc tổ truyền mà đi khắp thiên hạ đóng thuê giường, tủ, cửa, nhà…

 

Con trai cứ đến tuổi trưởng thành lại được học nghề, rồi theo cha chú rong ruổi khắp nơi. Đàn bà trong làng thì buôn chuyến ra Hà Nội và các tỉnh lân cận.

 

Hồi ấy, cuộc sống còn rất vất vả; nhà nào khá giả cũng chỉ đủ miếng ăn.

 

Chỉ từ sau năm 1975, những người dân Đồng Kỵ vào Nam làm thuê, thấy nhu cầu dùng đồ gỗ cổ của người dân miền Nam rất lớn nên về làng thu gom, mua lại đồ gỗ cổ trong làng và các địa phương xung quanh chở vào bán.

 

Mua mãi cũng hết, với tay nghề sẵn có và sự nhạy cảm trước cơ chế thị trường, người Đồng Kỵ bắt đầu nghiên cứu làm đồ giả cổ. Sau một vài mẫu mã ban đầu đưa vào TP.HCM chào hàng thành công, làng nghề thủ công mỹ nghệ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ.

 

Ra ngõ gặp… giám đốc

 

Ban đầu, thị trường tiêu thụ chủ yếu chỉ là miền Nam. Dần dà, từ các mối quan hệ rộng rãi của người dân Sài Gòn khi còn sống dưới chế độ cũ, một số chủ nghề trong làng bắt mối được với thị trường Thái Lan, Lào, Campuchia để đưa đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ sang nước bạn

 

Thời hoàng kim nhất của làng nghề Đồng Kỵ có lẽ là vào khoảng những năm 80 đến 90 của thế kỷ trước. Thị trường đồ mỹ nghệ của làng phát triển rộng khắp các tỉnh miền Bắc và có mặt ở nhiều nước Asian.

 

Năm 1990, một số người mang mẫu hàng sang giới thiệu ở khu thương mại Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc). Buôn bán thuận lợi, nay ở khu thương mại này có khoảng 400 cửa hàng đồ gỗ thì người Việt đã đứng tên đến hơn 300, chủ yếu là người Đồng Kỵ.

 

Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất, tiêu thụ trên 50% số lượng sản phẩm do Đồng Kỵ làm ra.

 

Nhắc đến sức mạnh kinh tế của địa phương, ông Ngô Xuân Tạo cười sảng khoái: “Phường tôi giờ nhà nào cũng thuộc diện giàu có. Phường có khoảng 3.000 hộ dân thì hầu hết đều có từ vài trăm triệu đến vài tỷ trong nhà. Khoảng 500 hộ buôn bán lớn có hàng chục, hàng trăm tỷ trở lên."

 

" Những doanh nghiệp có tên tuổi trong phường như Hưng Long, Thành Đạt, Đông Dương, Hoàng Hải, Việt Hà… nhập hàng chục tỷ tiền gỗ một lúc là chuyện bình thường."

 

" Ngoài những sản phẩm bình dân có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng, việc mua bán những bộ sản phẩm lên đến hơn chục tỷ đồng ở Đồng Kỵ đã không còn là chuyện hiếm. Ngày trước, ô tô của người dân đỗ dọc hai bên đường, nhưng giờ chẳng ai còn ý định mua ô tô nữa vì không có chỗ để”.

 

Có được sự giàu có đến đáng kinh ngạc như thế là do ở Đồng Kỵ hiện có gần 200 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn phường. Bình quân cứ vài gia đình lại có một công ty hoặc hợp tác xã chế tác đồ gỗ mỹ nghệ.

 

Nhiều hộ có đến hai, ba giám đốc, phó giám đốc trong một gia đình như hộ bà Vũ Ngọc Lan, ông Nguyễn Văn Khanh, ông Nguyễn Văn Lạc… Lúc cao điểm, cứ vài tuần lại có công ty mới hoặc xưởng sản xuất mới khai trương; có ngày hai, ba cơ sở cùng khai trương.

 

Người làng nói vui, có đêm ngủ dậy là thấy hàng xóm hai bên đều đã thành... giám đốc!

 

Cũng nhờ sự hấp dẫn của mức thu nhập rất cao từ nghề truyền thống nên thanh niên trong làng, dù đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội nhưng cuối cùng đều bỏ ngành nghề được đào tạo, bỏ công việc ổn định ở các cơ quan nhà nước để về làm cho công ty gia đình hoặc mở công ty riêng.

 

Vượt qua bão táp

 

Đi trên con đường nhựa thênh thang, hai bên nối nhau những bảng tên công ty gắn trên những ngôi nhà cao tầng, sang trọng, chẳng ai nghĩ rằng phường nghề sầm uất này đã từng trải qua một khoảng thời gian khủng hoảng bên bờ vực phá sản.

 

Sự biến động của thị trường nguyên liệu gỗ năm 2008 từng khiến ngôi làng tỷ phú này mất ăn mất ngủ. Đang say men làm giàu, người dân đổ hết lợi nhuận, vốn liếng, tiền vay ngân hàng vào việc gom nguyên liệu gỗ.

 

Đùng một cái, gỗ các loại đồng loạt giảm giá khủng khiếp. Cùng với sự giảm giá của nguyên liệu gỗ, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm Đồng Kỵ cũng “đóng băng” nhanh chóng.

 

Chỉ trong một thời gian mà có đến 20% doanh nghiệp trong làng phải bán tháo đất đai, nhà cửa, tài sản. Cũng may, một người sa sút thì nhiều người chung tay đỡ nên giảm thiểu được thiệt hại trong lúc khó khăn.

 

Trước đó, năm 1994, cũng có một thời gian dài đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đứng trước nguy cơ mai một.

 

Ông Vũ Quý - Giám đốc Công ty TNHH Hưng Long, doanh nghiệp đầu tiên được thành lập ở Đồng Kỵ, nhớ lại: “Thời điểm đó, hàng làm ra không tìm được thị trường. Nhiều gia đình trong làng bỏ nghề đi khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh. Là thợ cả trong làng, tôi không nỡ nhìn thấy nghề truyền thống của tổ tiên bị mất đi nên đã đi khắp đất nước, tiếp thị hình ảnh làng nghề truyền thống."

 

"Khi chiếm được cảm tình và lòng tin của khách hàng thì người ta bắt đầu đặt mua. Người mua trước mách người mua sau, người làng lại hỗ trợ nhau thông tin về thị trường, cách tiếp cận, giới thiệu sản phẩm và phục hồi nghề truyền thống của mình”.

 

Hiện nay, phường nghề Đồng Kỵ đã lấy lại được thăng bằng và đang giai đoạn phát triển hết sức rực rỡ. Đặc biệt, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua, cả phường nghề Đồng Kỵ đã rất tự hào khi tác phẩm Chiếu dời đô khổng lồ có sự tham gia chế tác của các nghệ nhân Đồng Kỵ.

 

Theo ATP Vietnam

 

 

 

 

 

In

Điện thoại - Zalo

Hotline: 0973445358

Hotline: 0973445358

Giỏ hàng

Giỏ hàng có 0 sản phẩm

anh nguyen lieu

 

 

 

Bản Đồ

Thống kê

Trực tuyến: 1
Tổng truy cập: 597833