So với nhiều phương pháp sấy khác, phương pháp sấy chân không có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng, rút ngắn thời gian sấy một cách đáng kể, do đó, phương pháp này đã được áp dụng cho những vật liệu khó sấy, có yêu cầu chất lượng sấy cao. Bởi động lực chính trong suốt quá trình sấy chân không chính là độ chênh áp suất, được tạo bởi bơm chân không và các thiết bị kèm theo khác như thiết bị ngưng tụ, các vật liệu chân không, đặc biệt là các dụng cụ đo, kiểm tra chân không cho phép tính toán chọn lựa để đạt được độ chân không sâu, tạo nên độ chênh áp suất lớn giữa áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt vật và phân áp suất hơi nước trong môi trường đặt vật sấy. Mặt khác, ở điều kiện chân không thấp, nhiệt độ hóa hơi của nước sẽ rất thấp, làm tăng cường quá trình thoát ẩm trong vật, do vậy phương pháp sấy chân không có thể tiến hành sấy thấp hom nhiệt độ môi trường. Vì thế, sản phẩm sấy chân không không bị tác động gây biến tính của nhiệt độ cao và luôn giữ được gần như đầy đủ các tính chất đặc trưng ban đầu. Do đó, sản phẩm sấy khô bằng phương pháp này giữ được lâu dài và ít bị tác động bởi điều kiện bên ngoài.
Trong thực tế, phương pháp sấy chân không đã được áp dụng phổ biến ở các nước châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, do giá thành thiết bị cao và vận hành phức tạp, phương pháp sấy này vẫn chưa được áp dụng rộng cho nền công nghiệp nước ta.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị sấy gỗ ứng dụng công nghệ mới công nghệ chân không sử dụng áp suất âm (VACON) đã tạo nến bước đột phá trong lĩnh vực sấy gỗ cứng, gỗ quý phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của nước ta. Với tinh thần phát huy nội lực, nhóm nghiên cứu đã tích cực và kiên trì triển khai nghiên cứu công nghệ - thiết bị mới lần đầu tiên tại Việt Nam một cách độc lập không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
Mục tiêu chính của công trình là nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị sấy gỗ với công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ công nghệ châu Âu, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đồng thòi đáp ứng các yêu cầu đặc thù của các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa. Với khối lượng gỗ sấy một mẻ không nhiều nhưng thời gian sấy phải rất nhanh, chất lượng gỗ sấy tốt nhất; giá thành sấy hợp lý; công nghệ thân thiện với môi trường và góp phần tiết kiệm tài nguyên gỗ.
Việc áp dụng công nghệ VACON đã giúp thời gian sấy Ì mẻ nhanh gấp 3 lần so với sấy bằng hơi nước thông dụng (ví dụ: một mẻ sấy gỗ cứng dày 40 mm trước đây phải mất 20 - 22 ngày, thì nay bằng công nghệ VACON chỉ sấy trong 6 - 7 ngày). Chất lượng gỗ sấy rất tốt so với công nghệ sấy hơi nước thông dụng, giảm được từ 20 -25%, tỷ lệ khuyết tật của gỗ sấy (cần lưu ý là khi sấy gỗ cứng, gỗ quý nếu Im3 gỗ bị sấy hỏng có thể gây thiệt hại hàng chục triệu đồng). Giá thành sấy hợp lý, giảm được 20% so với sấy bằng hơi nước thông dụng. Bên cạnh đó, công nghệ VACON còn tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Trong trường hợp sấy gỗ trong các buồng sấy hơi nước thông dụng đối với gỗ cứng, gỗ quý phải mất tới 200 kg gỗ phếliệu/lm3 gỗ sấy dày 40 mm; trong khi đó sấy bằng công nghệ VACON chỉ mất 70 kg gỗ phế liệu tận dụng. Vì sử dụng nồi hơi mini, đốt bằng gỗ phế liệu nên rất tiết kiệm chi phí sấy, mặt khác, lượng khói thải ra ít, không gây độc hại cho môi trường.
Do đó, công nghệ sấy VACON đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và vừa, nhất là các cơ sở chế biến đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu; sản xuất khuôn và cửa gỗ chất lượng cao.
Hiện nay, thiết bị sấy VACON được Công ty INWO thiết kế theo 2 model là VK15 và VK28. Model VK15 có dung tích bồn sấy là 15m3, khối lượng gỗ sấy được trong Ì mẻ từ 4 - 5 m3 gỗ xẻ, mỗi tháng sấy được 4-5 mẻ. Còn Model VK28 có dung tích bồn sấy là 28 m3, khối lượng gỗ sấy trong Ì mẻ từ 8-10 m3. Riêng đối với gỗ cứng dày 40 mm, mỗi tháng sấy được 4 -5 mẻ. Giá thành chế tạo thiết bị trong nước chỉ bằng 40% so vói giá nhập khẩu từ châu Âu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Hiền - Giám đốc Công ty Mỹ nghệ nội thất Nam Hà - đơn vị sử dụng cả 2 thiết bị sấy công nghệ VACON cho biết: "Có thể nói, đây là công nghệ đột phá trong lĩnh vực sấy gỗ tại Việt Nam. Với thời gian sấy nhanh và hiệu quả nhất đối với các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, nến rất cần phát triển loại máy sấy này rộng rãi trong ngành chế biến gỗ. Theo tôi, điều hạn chế duy nhất là giá mua máy sấy này cao hơn khá nhiều so với xây dựng các buồng sấy hơi nước thông dụng".
Vói công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, trong năm 2011, Công ty INWO lên kế hoạch chế tạo 30 thiết bị sấy công nghệ VACON, cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ; các cơ sở sản xuất khuôn và cửa gỗ chất lượng cao và các công ty kinh doanh gỗ sấy có nhu cầu sấy các loại gỗ cứng, gỗ quý, gỗ dày theo từng mẻ nhỏ một cách linh hoạt. Đây là bước đi vững chắc, khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
PHẠM TUYÊN
TCMT 05/2011